Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Tại sao ở cùng nhà ca mắc COVID-19, có người lây, có người không lây?
Mặc dù biến thể Omicron đang lây lan ở Mỹ với tốc độ kỷ lục, nhưng không phải ai sống chung với người mắc COVID-19 cũng bị lây bệnh.

Theo Yahoonews, vaccine COVID-19 rất hiệu quả trong ngăn ngừa ca bệnh nặng, nhập viện và tử vong, nhưng có thể xảy ra ca mắc “vượt rào”, tức là tiêm vaccine rồi nhưng vẫn mắc bệnh dù triệu chứng nhẹ hơn.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), bất kỳ ai nhiễm Omicron đều có thể lây lan virus cho người khác, ngay cả khi họ đã được tiêm phòng hoặc không có triệu chứng. Vì vậy, tại thời điểm này, nếu một hộ gia đình có một người dương tính với COVID-19, thì những người còn lại có mắc hay không bất kể tình trạng tiêm chủng?

Theo Tiến sĩ Lucy McBride, một bác sĩ ở Washington, D.C., không nhất thiết ai sống cùng hộ gia đình cũng mắc COVID-19. Bà giải thích rằng con người và virus liên quan tới nhau theo những cách khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau.

Tiến sĩ Lucy McBride cho rằng có thể lấy virus cúm làm ví dụ để so sánh với virus SARS-CoV-2 mà Omicron là biến thể mới nhất. Không phải hai virus này đều giống nhau, nhưng có thể có trường hợp người mắc cúm trong gia đình lây cho người này mà không lây cho người khác. Tương tự, có thể gặp trường hợp người mắc COVID-19 trong gia đình chỉ lây cho một số đối tượng và “bỏ qua” cho những đối tượng khác.

Việc một người có nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với người mắc COVID-19 trong gia đình hay không phụ thuộc trực tiếp vào lượng virus do người dương tính với COVID-19 thải ra, các điều kiện trong không gian đó, hệ thống miễn dịch và tình trạng tiêm chủng của người bị phơi nhiễm.

Có người hít một tải lượng virus nhỏ từ người bị nhiễm bệnh, nhưng cũng có người hít phải một tải lượng virus lớn. Nói cách khác, mỗi người có thể đã hít phải một lượng virus khác nhau.

Ngoài ra, mỗi người đều có phản ứng khác nhau đối với virus dựa trên tình trạng bệnh nền, hệ thống miễn dịch và các yếu tố khác.

Ví dụ, nếu tiếp xúc với nguồn virus trong một căn phòng lớn có cửa sổ mở, thì mức độ phơi nhiễm sẽ khác với một người ngủ cùng phòng với người dương tính với COVID-19. Sống chung ca mắc COVID-19 nhưng nếu đã tiêm ba mũi vaccine, là một người trẻ, khỏe mạnh, thì kết quả là người đó có thể không bị mắc bệnh. Những người được tiêm chủng thường ít bị bệnh hơn những người không được tiêm chủng hoặc có các bệnh nền.

Vì vậy, không phải cứ sống chung với người mắc COVID-19 thì sẽ nhất định mắc bệnh theo.

Tuy nhiên, lây truyền trong gia đình là vấn đề phổ biến nhất trong đại dịch COVID-19 ở Mỹ. Lý do khiến virus lây lan nhanh và rộng trong hộ gia đình là vì khi ở nhà, mọi người thường không đeo khẩu trang và ở gần nhau.

Với Omicron, mọi người có thể truyền virus cho người khác ngay sau một ngày kể từ khi họ bị nhiễm cho đến 10 ngày sau khi nhiễm bệnh. Nhưng khoảng thời gian lây lan phổ biến hơn là từ 24 giờ trước khi phát triển các triệu chứng và 5 ngày sau khi phát triển các triệu chứng. Dù vậy, tất nhiên, các khoảng thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào mỗi người.

Theo Tiến sĩ McBride, mọi người cần tuân theo các hướng dẫn của CDC và cách ly trong 5 ngày, đeo khẩu trang từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 và thận trọng trong thời gian đó. Bà nói: “Tôi cũng khuyến nghị các bệnh nhân rằng nếu họ có đủ khả năng chi trả và có thể tiếp cận, hãy thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh vào ngày thứ 5 để cách ly. Nếu kết quả là âm tính vào ngày thứ 5, có thể khá chắc chắn rằng người đó không lây cho người khác. Nếu kết quả dương tính, cần kiểm tra lại vào ngày thứ sáu. Nếu bạn có kết quả âm tính vào ngày thứ 6, bạn có thể không cần cách ly”.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vụ chồng sát hại vợ con vì trầm cảm ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật để cứu bé trai (15-05-2024)
    Nữ điều dưỡng: Hạnh phúc vì có thể mang lại điều tốt đẹp cho bệnh nhân (12-05-2024)
    Kỹ năng cứu người đuối nước cần biết (12-05-2024)
    Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con (10-05-2024)
    Có cần xét nghiệm đông máu sau khi tiêm vaccine AstraZeneca? (10-05-2024)
    Phát hiện vi khuẩn Salmonella có trong phân trẻ ngộ độc tại Đồng Nai (06-05-2024)
    Một kiểu dậy sớm gây hại cho cơ thể hơn cả thức khuya (06-05-2024)
    Những người đã tiêm vaccine Covid-19 của AstraZeneca nên làm gì (04-05-2024)
    AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu (03-05-2024)
    AstraZeneca thừa nhận vaccine COVID-19 gây đông máu, Bộ Y tế nói gì? (03-05-2024)
    Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: Chủ tiệm xài ké giấy phép kinh doanh (03-05-2024)
    Hơn 70 người nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai (01-05-2024)
    Mỹ lần đầu ghi nhận cá heo nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (30-04-2024)
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)

Các bài viết cũ:
    COVID-19 có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động của người lớn tuổi (17-01-2022)
    Di chứng suốt đời có thể xuất hiện ở một số trẻ mắc Covid-19 (16-01-2022)
    Hội chứng hậu COVID-19 – Làm gì để vượt qua? (16-01-2022)
    Nga sẽ điều chế vaccine có thể cùng lúc ngừa nhiều biến thể của SARS-CoV-2 (16-01-2022)
    Nhà nghiên cứu Anh lo ngại việc rút ngắn thời gian cách ly của người mắc COVID-19 (14-01-2022)
    Pfizer cho biết vaccine COVID-19 nhắm mục tiêu Omicron sẽ sẵn sàng vào tháng 3 (14-01-2022)
    WHO phê duyệt thêm 2 phương pháp điều trị Covid-19 (14-01-2022)
    Phát hiện bất ngờ từ những người khó bị lây Covid-19: Triển vọng về 'siêu vắc-xin' (12-01-2022)
    Tiếp tục thu hồi thuốc trị đái tháo đường metformin do có chứa chất gây ung thư (12-01-2022)
    CDC Mỹ cập nhật thông tin cơ bản về triệu chứng nặng của COVID-19 (12-01-2022)
    Cảnh báo thuốc molnupiravir ảnh hưởng đến tinh trùng, xương sụn (12-01-2022)
    Chuyên gia WHO nói gì về việc tiêm tăng cường liên tiếp ngừa COVID-19? (12-01-2022)
    Sau tiêm vaccine phòng Covid-19 bao lâu được hiến máu? (10-01-2022)
    Nguyên nhân COVID-19 'lảng tránh' một số người (10-01-2022)
    Đánh giá nguy cơ tử vong ở người chưa tiêm vaccine COVID-19 (10-01-2022)
    Món quà vaccine Corbevax cho thế giới (09-01-2022)
    Bộ Y tế: Có thể sử dụng vaccine AstraZeneca tiêm bổ sung cho người đã tiêm Vero Cell (07-01-2022)
    Hướng dẫn mới nhất tiêm mũi bổ sung cho người đã tiêm vắc-xin Vero Cell (07-01-2022)
    CEO Moderna để ngỏ khả năng cần thêm mũi vaccine tăng cường thứ 4 (07-01-2022)
    Truyền hơn 2 lít chế phẩm máu cứu sống bé trai mắc sốt xuất huyết (04-01-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153161459.